Có thể bạn quan tâm?
Tâm lý - Kỹ năng
Tâm lý - Kỹ năng
Tâm lý - Kỹ năng
EM MUỐN MÌNH LÀ AI, CÔ GÁI?! – Lời thông tuệ dành cho các cô gái sẽ thay đổi thế giới
Thông tin cơ bản:
1. Ban lãnh đạo:
Giám đốc – Tổng biên tập: Khúc Thị Hoa Phượng
Phó Giám Đốc: Trần Việt Anh
Phó Giám đốc: Hoàng Thúy Quỳnh
2. Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám đốc
Phòng Biên tập sách Văn học Việt Nam, sách chính trị – công tác Hội
Phòng Biên tập sách Văn học nước ngoài
Phòng Biên tập sách Khoa học Giáo dục và Đời sống
Phòng Kế hoạch – sản xuất
Phòng Phát hành
Phòng Kế toán – Tài vụ
Bộ phận Bản quyền
Bộ phận Truyền thông
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà in Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Gian hàng của NXB Phụ nữ tại Hội sách tại Công viên Thống Nhất tháng 4/2016
4. Lịch sử phát triển
Thành lập tháng 10/1957, những năm đầu hoặt động, tuy số cán bộ biên tập và nghiệp vụ còn rất ít nhưng mỗi năm, NXB Phụ nữ đã xuất bản được hàng chục đầu sách với số lượng lớn, phục vụ tích cực cho các phong trào phụ nữ kháng chiến chống Mỹ – cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, NXB Phụ nữ đã nhanh chóng thành lập chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh để tiếp cận với bạn đọc ở phía Nam. Thời điểm này (1975 – 1985), trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, lực lượng mỏng, NXB Phụ nữ vẫn cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch xuất bản, bình quân mỗi năm ra mắt 50 đầu sách các loại.
Từ 1986 đến nay, Xã hội Việt Nam có nhiều đổi mới. Ngành xuất bản đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thử thách cam go để thích ứng với nền kinh tế thị trường.
NXB Phụ nữ không chỉ đặc biệt quan tâm đến chất lượng sách, mà còn coi trọng việc cải tiến hình thức, kỹ thuật in, trình bày sách để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.
Ngày 8/10/2019, Nhà xuất bản Phụ nữ đổi tên thành Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam.
Tính đến nay, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã xuất bản trên 11.000 đầu sách các loại với số lượng nhiều triệu bản, có nội dung lành mạnh, thiết thực, bổ ích, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiểu biết của bạn đọc.
Trải qua bề dày lịch sử, NXB Phụ Nữ Việt Nam đã tạo được cho mình một chỗ đứng với dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc cả nước.
Nhiều cuốn sách của Nhà xuất bản có giá trị cao, đã được tái bản nhiều lần, đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
Tập thể cán bộ NXB Phụ nữ
5. Những ấn phẩm tiêu biểu
Trong số trên 11.000 đầu sách đã được NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành có rất nhiều sách được bạn đọc yêu thích, đánh giá cao và tái bản nhiều lần như: Những nữ anh hùng miền Nam, Một lòng với Đảng, Ngọc càng mài càng sáng, Sổ tay nội trợ, Sổ tay người mẹ trẻ, Những tấm lòng cao cả, Thuốc hay tay đảm, Nuôi con mau lớn, Chăm sóc sức khỏe gia đình, Nuôi con trong năm đầu, 99 điều nên biết về thai nghén và sinh đẻ, Sổ tay thường thức về giới tính, Món ăn Việt Nam, Thực đơn bốn tuần cho gia đình hiện đại, Mùa lá rụng trong vườn, Trịnh Công Sơn rơi lệ ru người, Hồ Qúy Ly, Chuyện kể mỗi ngày, Tình sử Angiêlic, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Hai số phận, Linh Sơn, Con đường giải phóng, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam, Tuyển thơ tác giả nữ Việt Nam, Từ điển bách khoa phụ nữ Việt Nam…
NXB Phụ nữ Việt Nam cũng mang đến cho bạn đọc nhiều tác phẩm được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội về sáng tác và dịch thuật:
+ Mùa lá rụng trong vườn – Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (1985)
+ Gienny Ghéc Hác – Tiểu thuyết Mỹ (Nguyên Tâm dịch, 1985)
+ Kẻ đi ở, Khát chữ – Tiểu thuyết của Đào Quang Thép (1998)
+ Gót sen ba tấc – Tiểu thuyết Phùng Ký Tài (Phạm Tú Châu dịch, 1998)
+ Hồ Qúy Ly – Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (2000)
+ Ngồi một chỗ thấy ngoài ngàn dặm – Tập truyện của Triệu Bôn (2001)
+ Đèn vàng – Tiểu thuyết của Trần Chiến (2002)
+ Quỷ thành – Tác phẩm của Giả Bình Ao (Lê Bầu dịch, 2003)
+ Đàn hương hình – Tiểu thuyết của Mạc Ngôn (Trần Đình Hiến dịch, 2003);
+ Giàn thiêu – Tiểu thuyết của Võ Thị Hảo (2003)
+ Gia đình bé mọn – Tiểu thuyết của Dạ Ngân (2005)
+ Một mình khâu những lặng im – Tập thơ của Hoàng Việt Hằng (2005)
+ Mẫu thượng ngàn – Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (2006)
+ Thần thoại Hy Lạp – Nguyễn Văn Khỏa (2006)
+ Xuân Từ Chiều – Tiểu thuyết của Y Ban (2008)
+ Những thói thường – Nguyễn Văn Bình (2008)
+ Vệt trăng và cánh cửa – Tập thơ của Hoàng Việt Hằng (2008)
+ Trẻ em trong ngọn lửa chiến tranh – Tác phẩm của Chihiro Iwazaki (Nhật Bản), Đoàn Ngọc Cảnh dịch (2008)
+ Một mình một ngựa – Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (2009)
+ Qùa của chúa – Tiểu thuyết của Dorota Terakowska (Ba Lan), Lê Bá Thự dịch (2009)
+ Hội thề – Tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân (2009)
+ Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm – Tản văn của Y Phương (2009)
+ Những người rót biển vào chai – Tác phẩm của Vân Long (2009)
+ Biết đâu địa ngục thiên đường – Tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê (2009)
+ Một bàn tay thì đầy – Tiểu thuyết của Hoàng Việt Hằng (2010)
+ Tám triều vua Lý (4 tập) – Tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải (2010)
+ Chợ Hà Nội xưa và nay – Đỗ Thị Hảo chủ biên (2010)
+ Ẩm thực Thăng Long – Hà Nội – Đỗ Thị Hảo chủ biên (2010)
+ Đội gạo lên chùa – Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (2011)
Các tác phẩm đạt giải Nobel và các giải thưởng quốc gia hàng năm của Anh, Pháp, Trung Quốc… cũng được NXB cung cấp rất kịp thời cho bạn đọc cả nước
+ Linh Sơn của Cao Hành Kiện
+ Ruồng bỏ, Cuộc sống và thời đại của Michael K của J.M.Coetzee
+ Máy bay tiêm kích Zero của Pascal Roze
+ Chúa trời của những điều vụn vặt của Arthur Uppield…
PCT UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn và Vụ phó Vụ Báo chí – Xuất bản Nguyễn An Tiêm chụp ảnh kỉ niệm cùng GĐ – TBT Nhà xuất bản Phụ nữ Khúc Thị Hoa Phượng.
6. Thành tích:
NXB Phụ nữ Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng:
+ Huân chương Độc lập hạng Ba (Quyết định số 04 KT/CTN ngày 10 tháng 10 năm 1997)
+ Huân chương Độc lập Hạng Nhì (Quyết định số 1237/2007/QĐ – CTN ngày 01 tháng 11 năm 2007)
– Huân chương Độc lập hạng Nhất (Quyết định số 1705/QĐ – CTN ngày 22 tháng 10 năm 2012).
Tập thể cán bộ NXB Phụ nữ về làng cổ Đường Lâm