Giao lưu Những cú nhảy nghề nghiệp – Đam mê, ước mơ và gia đình

Suốt hành trình dài của cuộc đời, mỗi người đều có những câu chuyện về đam mê và mơ ước. Có người ấp ủ giấc mơ từ rất sớm, có người tìm thấy niềm đam mê sau những trải nghiệm chông gai, lại có người chỉ tìm thấy giấc mơ sau những bước ngoặt định mệnh. Trên hành trình đó, với nhiều người, gia đình là điểm tựa tinh thần lớn để họ vững tâm theo đuổi ước mơ. Thế nhưng, với nhiều người khác, gia đình lại là hòn đá tảng đầu tiên mà họ phải vượt qua trước khi theo đuổi mơ ước.Cuộc “lội ngược dòng” mong muốn của gia đình, người thân/người thương hay áp lực/định kiến từ xã hội để theo đuổi một nghề nghiệp/một ước mơ chưa bao giờ là hành trình dễ dàng, đôi quãng còn ẩn chứa nhiều giọt nước mắt tủi hờn và những khoảnh khắc vô cùng đơn độc.

Phải làm thế nào để gia đình, những người thân/người thương trở thành người ủng hộ bạn theo đuổi ước mơ? Bạn cần có những kỹ năng, năng lực và cần chuẩn bị những gì trước khi theo đuổi một đam mê/ước mơ“ngược dòng” số đông? Tất cả những câu hỏi đó sẽ giải đáp trongTalkshow “Những cú nhảy nghề nghiệp – Đam mê, Ước mơ và Gia đình” tại ga Hà Nội vào chiều ngày 10/8/2019.

Để tham gia chương trình, quý độc giả vui lòng đăng ký tại link: http://bit.ly/dang-ky-talkshow-ga-Ha-Noi

Khách mời của Talkshow là những nhân vật đến từ các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và văn hóa nghệ thuật.

  1. ThS. TRƯƠNG LÊ NA, SÁNG LẬP BOOK & FRIEND, TRƯỞNG DỰ ÁN “CHUYẾN TÀU MÙA THU, TÁC GIẢ BỘ SÁCH “NHỮNG CÚ NHẢY NGHỀ NGHIỆP” Tốt nghiệp Cử nhân ngành Công nghệ Sinh học, ThS Di truyền học, sau 12 năm học tập và làm việc trong lĩnh vực Sinh học và Công nghệ sinh học, ThS Trương Lê Na rẽ ngang sang lĩnh vực Báo chí từ năm 2011 sau một biến cố lớn về sức khỏe. Cô tìm thấy niềm đam mê thực sự khi nhúng mình vào công việc của một phóng viên nhưng lại nhảy cóc từ công ty này sang công ty khác nhiều lần vì lý do sức khỏe. Trải qua đủ 360 độ cung bậc cảm xúc của nghề nghiệp: nhảy việc, đổi ngành, thất nghiệp, hoang mang lạc lối, cạn kiệt niềm tin vào bản thân, Lê Na tìm thấy điểm tựa tinh thần từ những quyển sách cô đã đọc khi mỗi lần đối diện với khó khăn, thách thức của số phận. Lấy cảm hứng từ câu chuyện bản thân, song song khoảng thời gian 10 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí (Tuổi Trẻ, Mực Tím, Afamily) cô đã thực hiện nghiên cứu hiện tượng “chuyển đổi nghề nghiệp” giữa các ngành nghề lĩnh vực từ nhiều nhóm đối tượng trong xã hội (giới trẻ, phụ nữ, doanh nhân, cộng đồng khởi nghiệp) và dần chuyển dịch sang các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Từ năm 2015, cô tái khởi động Book & Friend – tổ chức có tiền thân là một câu lạc bộ chuyên tổ chức các sự kiện về sách và văn hóa đọc ở Sài Gòn – với sứ mệnh “Phát triển các mô hình hình thành thói quen đọc trong trường học”. Sau khi hoàn thành xong 2 quyển trong bộ sách “Những cú nhảy nghề nghiệp”, ThS Trương Lê Na hiện đang tập trung vào công việc trong lĩnh vực xuất bản, thực hiện dự án “Chuyến tàu Mùa thu” kết nối cộng đồng những người làm giáo dục, văn hóa – nghệ thuật và kinh tế bền vững khắp Việt Nam để hoàn thiện các mô hình giáo dục nghề nghiệp ứng dụng trong trường học, doanh nghiệp và các không gian phức hợp văn hóa – sáng tạo.
  2. NGUYỄN HỒNG MINH – QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC – MICROSOFT VIỆT NAM

    Hành trình tìm ra niềm đam mê và ước mơ của Nguyễn Hồng Minh là một con đường dài và nhiều trắc trở. Nhận ra lý tưởng cống hiến cho giá trị “chia sẻ và yêu thương” sau một lần phân tích SWOT cá nhân, cô quyết định nghỉ việc tại Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) – một công việc được coi là lương cao, ổn định, có địa vị xã hội lúc bấy giờ để chọn một con đường mới.

    Khoảng thời gian sau đó, Hồng Minh chọn về làm việc tại công ty gia đình gần 2 năm. Đây là giai đoạn cô thực sự lột xác, đi hết từ vỡ lẽ này đến vỡ lẽ khác, hết va vấp này tới va vấp khác và nhận ra một sự thật khó khăn rằng mình không thể hòa hợp và làm việc chung với mẹ. Sau cuộc nói chuyện thẳng thắn với mẹ về việc không muốn tiếp tục công việc ở công ty, về việc không có trách nhiệm phải làm cho mẹ vui lòng, cô chỉ hứa với mẹ rằng mình sẽ trở thành người tử tế và hạnh phúc. Đổ vỡ đó khiến mối quan hệ của cô và mẹ khó hàn gắn nhưng khiến cô nhận ra rõ ràng hơn giá trị của mình và những điều mình mơ ước thực sự.

    Sau khoảng thời gian đó, Nguyễn Hồng Minh dấn thân vào con đường mới với tâm thế sẵn sàng học hỏi. Nhận ra đào tạo – và sau này là giáo dục – là chìa khóa mở ra sự thay đổi gốc rễ về nhận thức của con người, Hồng Minh bước sang lĩnh vực đào tạo và huấn luyện kỹ năng tại nhiều tổ chức như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Công nghệ thông tin – Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT)… Hiện tại Hồng Minh đang là Quản lý chương trình giáo dục tại Microsoft Việt Nam.

    Không chỉ là một người giàu năng lượng trong công việc, Nguyễn Hồng Minh còn có nhiều hoạt động cộng đồng. Cô đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm làm mộc, đọc sách hàng tuần cho trẻ em. Cô cũng là người sáng lập CLB Con yêu đọc sách Lệ Chi và là cộng tác viên đắc lực cho dự án Reading Việt Nam – một dự án thúc đẩy thói quen và tình yêu đọc sách cho trẻ em thông qua mạng lưới đại sứ đọc và các thư viện cộng đồng trên toàn quốc.

  3.  HUỲNH TUẤN ANH, ĐẠO DIỄN PHIM LÔ TÔ, NGÔI NHÀ BƯƠM BƯỚM, PHƯỢNG KHẤU

    Trước khi được biết đến với vai trò đạo diễn, Huỳnh Tuấn Anh được biết tới với vai trò biên kịch. Anh từng nhận giải thưởng Biên kịch vàng cho vở Gió Hoàng Cung trong Liên Hoan Đạo Diễn Trẻ Sân khấu Toàn quốc 2013 và cũng là biên kịch góp phần tạo nên thành công cho bộ phim “Cổng Mặt Trời” năm 2010. Năm 2017, cảm tác từ bộ phim tài liệu “Chuyến Đi Cuối Cùng Của Chị Phụng” của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm, Huỳnh Tuấn Anh đã bắt tay vào thực hiện dự án điện ảnh “Lô Tô” với vai trò đạo diễn và tạo được tiếng vang trong làng điện ảnh Việt.  Sau Lô Tô, bộ phim Ngôi Nhà Bươm Bướmxoay quanh những phận đời trong cộng đồng LGBTcủa anh sẽ ra mắt khán giả vào ngày cuối tháng 8/2019. Trong năm 2019, anh còn khởi xướng dự án phim truyền hình “Phượng Khấu” khởi đầu cho chuỗi dự án điện ảnh mang đậm tinh thần văn hóa lịch sử Việt Nam. Năm 2020 tới đây, dự án phim điện ảnh “Gạo chợ nước sông” (90 ngày hạ) tái hiện thời vàng son của đời sống nghệ thuật Sài Gòn xưa thập niên 1960 – 1970  dự kiến cũng sẽ được đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh bấm máy.

    Ít ai biết được rằng, đằng sau những thành công trên con đường nghệ thuật, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh từng không nhận được sự ủng hộ từ gia đình mình. Tuổi thơ anh là những tháng năm dài trôi qua trong sự cô độc, nỗi tự ti, xấu hổ, mặc cảm bị bạn bè trêu chọc bởi cuộc hôn nhân tan vỡ của bố mẹ.Sau khi chia tay, bố mẹ đều có gia đình mới, anh lớn lên trong sự vụn vỡ của tâm hồn, sang chấn tâm lý cùng khát vọng về một gia đình bình thường với tất cả sự hờn giận, trách móc.

    Huỳnh Tuấn Anh yêuthích hoạt động văn hóa văn nghệ từ thời cấp 3. Khi thi đại học, anh đậu ba trường nhưng nghe lời ba, anh vào học ĐH Sư phạm để ra trường không thất nghiệp. Vào học Sư phạm một năm, anh mới nhận ra mình đã chọn nhầm trường nhưng mãi khi tốt nghiệp rồiđi dạy học 6 tháng, anh mới can đảmtừ bỏ giảng đường để dấn thân vào niềm đam mê nghệ thuật bằng cách thi lại vào ngành Đạo diễn sân khấu. Bỏ nghề nghiệp có thu nhập ổn định để theo nghiệp “xướng ca vô loài”, anh bị ba giận không nói chuyện suốt 5 năm. May mắn thay, saunhững nỗ lực không mệt mỏi đểtheo đuổi và đạt một số thành công trên con đường nghệ thuật, khi Huỳnh Tuấn Anhquay trở về Kiên Giang bấm máy phim Lô tôthì anh đã được ba chấp nhận và quay sang ủng hộ.

    Trong một bài phỏng vấn với báo chí, đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh từng nói: “Tuổi thơ không bình thường sau này đã ảnh hưởng nhiều đến quan điểm sống, quan điểm sáng tác nghệ thuật và tâm lý của tôi. Những tác phẩm nghệ thuật của tôi luôn có khát vọng về hạnh phúc gia đình. Lô Tô là hành trình đi tìm bố của đứa con, Ngôi nhà bươm bướm cũng là câu chuyện về khát vọng hạnh phúc của một gia đình thuộc giới LGBT. Trong những gia đình đó luôn ẩn chứa những bất thường, đổ vỡ và cả những khát vọng hàn gắn giữa con người với con người”.

    Câu chuyện đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh chăm mẹ bị ung thư vòm họng cũng trở thành một giai thoại trong giới showbiz Việt. Chỉ khác ở chỗ, bên cạnh lòng hiếu thảo của người con với đấng sinh thành còn có cả bi kịch cay đắng và nghiệt ngã của số phận khi có những khoảnh khắc Huỳnh Tuấn Anh phải đứng trước lựa chọn đánh đổi giữa sự nghiệp tương lai và thời gian ở bên mẹ vào những ngày tháng cuối đời.Câu nói của Huỳnh Tuấn Anh “Thành công làm gì khi không còn mẹ” như đập vào tâm can của những đứa con ở lại và là một lời nhắc nhở mỗi người hành trình theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp sẽ trở thành vô nghĩa khi ở trên đỉnh vinh quang của thành công bạn chẳng có người thân, người thương nào bên cạnh.

    4. ThS. NGUYỄN QUỐC VƯƠNG, TỔNG BIÊN TẬP EHOMEBOOKS

    Với tình yêu đối với những cuốn sách và nhận thức của một người nghiên cứu về giáo dục, sau 8 năm học tập và sinh sống tại Nhật, ThS. Nguyễn Quốc Vươngquyết định trở về Việt Nam, trở thành một người “bán sách rong”, làm công việc liên quan đến những cuốn sách và thực hiện ước mơ mà anhhằng ấp ủ: “thay đổi văn hoá đọc của người Việt”.

    Với niềm đam mê không ngừng nghỉ, ThS. Nguyễn Quốc Vương đã và đang có rất nhiều đóng góp to lớn và tích cực trong lĩnh vực này. Anh hiện là dịch giả, tác giả, diễn giả, và là Tổng biên tập của Ehomebooks – đơn vị phát hành sách tiên phong trong giáo dục gia đình, lấy gia đình là trung tâm của giáo dục trẻ, mang đến những cuốn sách có giá trị nhân văn, giúp giáo dục trẻ trở thành con người có ước mơ, nhân cách, trí tuệ, sức khỏe và sống hạnh phúc.

    Những tác phẩm ThS. Nguyễn Quốc Vương đã viết và dịch có thể kể đến như: Phẩm cách quốc gia, Phẩm cách cha mẹ, Phẩm cách Phụ nữ, Môn Sửkhông chán như em tưởng, Giáo dục Việt Nam nhìn gì từ Nhật Bản, Mùi của cốhương, Hướng dẫn học tập bản tổng quát, Phương pháp nuôi dạy con trai… Đây đều là những tác phẩm nhận được nhiều sự ủng hộ của độc giả trong thời gian vừa qua.

    Anh chia sẻ: “Nhiều người có ý nghĩ cho rằng mình chỉ là hạt cát thôi không làm được gì cả. Nhưng suy cho cùng cả xã hội này đều tạo thành từ các hạt cát, có thể mình sẽ không thay đổi được xã hội nhưng nhiều người giống như mình thì có thể. Như Lỗ Tấn nói ‘Trên trên trái đất làm gì có đường, chúng ta đi mãi thì thành đường thôi’, một người đi có thể chỉ là một vệt mòn nhỏ, nhiều người đi sẽ thành đại lộ lớn. Những con đường khác nhau sẽ giao nhau, tạo nên 1 cái gì đó tốt đẹp. Con người tạo nên lịch sử chứ không phải chờ lịch sử đến”.

    5.TS.NGUYỄN TRÍ NHÂN, TRƯỞNG KHOA SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC, TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐH QUỐC GIA TP.HCM

    Là người có năng khiếu trong nhiều lĩnh vực, TS. Nguyễn Trí Nhân từng có ý định thử sức ở lĩnh vực điện ảnh, nhưng với sự động viên từ gia đình anh vẫn trụ lại ở lĩnh vực mình đã theo đuổi từ thời đại học và dần khám phá đam mê của mình ở lĩnh vực giáo dục. Sau khi hoàn thành bậc học Tiến sỹ anh trở lại trường Đại học để tiếp tục làm việc và dấn thân vào lĩnh vực Sinh học – Công nghệ Sinh học.

    Những điều anh đang làm đã và đang góp phần tạo ra một thế hệ trẻ có đủ năng lực và phẩm chất theo đuổi đam mê và hơn hết là thêm yêu thiên nhiên, yêu con người và mạnh mẽ đứng lên để bảo vệ cuộc sống.

    Nguyễn Trí Nhân luôn trăn trở làm sao để các bạn trẻ Việt Nam có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất và trở thành những công dân có tâm hồn đẹp, có khả năng tự học hiệu quả và dám dấn thân trên con đường nghề nghiệp đã chọn. Được học tập và tiếp thu nền giáo dục tiên tiến tại Nhật Bản, anh luôn nỗ lực mỗi ngày để thay đổi phương pháp dạy học tại trường cũng như thay đổi nhận thức của sinh viên về khái niệm đại học, về ước mơ, đam mê và sống có lý tưởng. Những đóng góp thiết thực ấy cho hệ thống giáo dục đã mang lại cho Tiến sỹ Nguyễn Trí Nhân giải thưởng Pearson Education Innovation Award năm 2018 và 2019 về công tác đổi mới sáng tạo trong giảng dạy đại học.