Theo các chuyên gia tài chính, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 7 tháng năm 2021, gần 80.000 doanh nghiệp đã phải rời bỏ thị trường. Từ nay đến hết năm, nếu Việt Nam có thể kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế, số lượng doanh nghiệp phá sản cũng ở mức 100.000. Hiện mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp phá sản. Trường hợp nếu không kiểm soát được dịch bệnh, sẽ có khoảng 150.000 doanh nghiệp phá sản trong năm nay.
Những con số thực sự làm người không quan tâm đến tình hình tài chính cũng phải giật mình. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nền kinh tế không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp mà kéo theo nó là người lao động thất nghiệp, tài chính ảnh hưởng và rõ rệt ở mâm cơm của từng gia đình.
Có thể thấy, đại dịch này là một “cú shock” lớn đối với nền kinh tế và các Doanh nghiệp đang “ngấm đòn”. Đối với một doanh nghiệp, sự biến động của thị trường sẽ tác động ngay đến hoạt động của công ty và với những biến động lớn, sự tác động không chỉ liên quan đế lợi nhuận mà còn là nhân sự, là sự sống còn của công ty. Đối mặt với khó khăn hay những khủng hoảng kinh tế mang tính khách quan, có tính chu kỳ hay bất ngờ như Đại dịch Covid là điều các doanh nghiệp sẽ luôn phải tính toán đưa vào kế hoạch hoạt động của mình. Sự chuẩn bị, sự đối mặt và tính toán các nguồn lực đối phó mang tính chủ động hay bị động sẽ liên quan rất nhiều đến sự sống còn và phát triển mạnh hay yếu của bất cứ một doanh nghiệp nào.
Môi trường kinh doanh đang ngày càng trở nên khắc nghiệt và luôn có biến động, cạnh tranh không ngừng, hàng loạt doanh nghiệp được sinh ra thì cũng rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa, biến mất. Năng lực sinh tồn hay học cách đứng vững trong sự đào thải kinh tế là năng lực mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có.
Thời điểm này là thời điểm các doanh nghiệp cần xem xét lại quy trình làm việc và có những cải tiến, đổi mới sáng tạo để tăng hiệu suất và cắt giảm chi phí không phù hợp, từng bước vực doanh nghiệp qua khó khăn. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp quan tâm đào tạo và tự đào tạo để phát huy tốt nguồn lực con người.
Lấy nội dung từ những ghi chép miệt mài của bản thân từ năm 27 tuổi, sau 40 năm miệt mài ghi chép quá trình làm việc và vực dậy nhiều công ty bên bờ phá sản, ông Kazuhiro Hasegawa đã xuất bản 3 cuốn sách “Nhật ký giám đốc” được đánh giá cao ở Nhật Bản. Bộ sách đã được hơn 200 ngàn độc giả đón nhận, kèm theo đó cảm tưởng và những lời mời tư vấn từ nhiều doanh nghiệp. Nếu như tập 1 tập trung vào những bí quyết giúp công ty đứng vững bằng cách quan tâm đến yếu tố con người, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng kỹ năng thì tập 2 là tập hợp các “phương pháp để một nhà kinh doanh có thể sinh tồn trong nghịch cảnh”. Tập 3 của bộ sách sẽ tập trung vào việc đào tạo những “chiến binh” cốt lõi, những người cần thiết và tạo nên lợi nhuận cho công ty.
“Tôi mong các bạn đọc, dù ở bất kỳ thời đại nào, ở bất kỳ tình huống nào, cũng thật kiên cường và vượt qua mọi khó khăn. Và tôi cũng mong các bạn hạnh phúc, được những người xung quanh tin yêu, bảo vệ được gia đình và bảo vệ được tổ chức của mình.”Đây là những cảm xúc nhất quán của tác giả trong suốt bộ sách “Nhật ký giám đốc” mà Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xuất bản với tên “Sống sót sau những cú shock kinh doanh”.
Từng đảm nhiệm vị trí quản lý sản phẩm, marketing trong các tập đoàn quốc tế, và cũng từng làm giám đốc trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tác giả đã giúp cho khoảng hơn 2000 công ty thua lỗ có lợi nhuận trở lại. Từ kinh nghiệm đó, tác giảkhẳng định những công ty thua lỗ thật sự vô cùng bi thảm. Họ đã không thể tạo ra lợi nhuận, lại còn thua lỗ kéo dài dẫn đến phá sản. Nếu bị thua lỗ, nguy cơ bị cắt giảm lương thưởng tăng cao, phá sản sẽ dẫn đến thất nghiệp. Vì vậy, để tránh lâm vào tình trạng này, Bộ sách hy vọng các bạn sẽ thường xuyên suy nghĩ nghiêm túc về lợi nhuận. Bởi vì từ giờ trở đi sẽ là thời đại mà số công ty thua lỗ sẽ còn tiếp tục tăng lên.
“Lợi nhuận” mà tác giả đề cập ở đây không chỉ là sản phẩm hay những con số có thể nhìn thấy bằng mắt mà các nhân viên phát triển sản phẩm hay bán hàng đang tìm cách nâng cao mà toàn bộ nhân viên trong phòng tổng hợp, kế toán, kinh doanh cho đến các nhân viên mới, đều phải trở thành những “Người tạo ra lợi nhuận” trong công việc.Ý thức về việc tạo ra lợi nhuận không chỉ giúp doanh nghiệp trưởng thành, mà còn giúp bản thân mỗi thành viên trong công ty “Có lợi nhuận”. Chỉ cần là mọi người biết suy nghĩ, tập trung toàn bộ sức lực của bản thân cống hiến cho công ty, cho tổ chức thì chắc chắn sẽ có thể tồn tại và không gặp khó khăn trong công việc.
“Nếu bộ sách “Sống sót sau những cú shock kinh doanh” có thể trợ giúp được bạn, đấy là hạnh phúc tột cùng của tôi” (Kazuhiro Hasegawa)
MỤC LỤC tập 1:
Chương 1: Nếu không trở thành nhân viên chuyên nghiệp sẽ không thể tồn tại
Bạn có phải người “suy nghĩ công việc bằng đầu óc, hứng thú làm việc, trải qua cực khổ và tích luỹ thành công” hay không? Công ty sẽ luôn đặt niềm tin vào những người có nhiều thành công. Bởi càng trong hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ càng phát huy được năng lực tuyệt đối!
Chương 2: Những người làm ra kết quả tốt thường chỉ cần làm những hành động dưới đây khác một chút
Công việc của bạn so với những người xung quanh như thế nào? Nỗ lực, cải thiện, tiến bộ mỗi ngày có được phản ánh qua thành tích không? Những người làm ra kết quả tốt chắc chắn đang có những nỗ lực mà mắt thường không nhìn thấy được. Để vượt qua người khác, điều bây giờ bạn cần làm là…
Chương 3: Hãy để họ nghĩ rằng “Bạn là duy nhất”
Bạn có phải là “người tự mình tạo ra những phương án giải quyết? Hay thuộc kiểu người nhờ cậy người khác?”. Sự khác biệt này giống như thiên với địa. Trong thời đại này, những kẻ chỉ biết bám víu, nhờ cậy sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Vì vậy, hãy ngay lập tức vứt bỏ tính phụ thuộc, và tự lực gánh vác công việc.
Chương 4: Sự khác biệt của những người giỏi nhất
Bạn là “người có thể sống độc lập? hay người mong muốn sống trong tổ chức?”. Bạn phải cạnh tranh bằng năng lực của bản thân, tự lực dù trong hoàn cảnh nào. Để làm được như vậy, chỉ có thể là hành động.
Chương 5: Bản thân và công ty đều phải sinh tồn
Bản có hiểu “nội tâm của nhà kinh doanh”? Trong thời đại rối loạn như hiện nay, suy nghĩ thực sự của cấp trên là “không thể đổi lưng thành bụng”. Chính vì vậy, bạn cần phải nâng cao tinh thần làm việc hơn nữa để tìm thấy năng lực tối đa của bản thân.
Chương 6: Những người được công ty trân trọng và những người không được trân trọng
“Năng lực của bạn” đang được phát huy đến đâu? Bạn có đang làm việc hết công suất không? Nếu có dư dả dù chỉ một chút, hãy dành nó để mài giũa và nâng cao năng lực của bản thân. Sự khác biệt đó sẽ trở thành sức mạnh rất lớn sau vài năm nữa!
Chương 7: Người biết cách bán hàng là kẻ mạnh
Dù sản phẩm bản thân tạo ra có tuyệt vời, nổi bật đến đâu, nhưng nếu không bán được thì cũng đồng nghĩa với không có giá trị. Vì vậy, người có đủ kinh nghiệm bán hàng dù trong điều kiện xấu thế nào chăng nữa sẽ là một nhân tài đáng tin cậy.
Chương 8: Hãy thật giỏi một kỹ năng nào đó!
Công ty là một tổ chức, toàn bộ nhân viên giống như cầu thủ bóng chày, và đội chơi đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, từng cá nhân yếu kém không thể mang lại cơ hội chiến thắng. Vì vậy, trước tiên hãy mài giũa bản thân mình sáng bóng. Sau đó, chuyển mình từ hàng ghế dự bị thành cầu thủ thi đấu chính thức, và tiếp theo là huấn luyện viên.