Phẩm cách Quốc gia
Fujiwara Masahiko là nhà toán học, giáo sư danh dự Đại học Ochanomizu, đồng thời cũng là nhà phê bình, người viết tiểu luận có tiếng tại Nhật Bản.Ông từng dạy ba năm ở đại học của Mĩ, “nơi mọi sự được quyết định duy nhất bởi tác dụng của sự logic”, và ngay lập tức say mê lối tư duy kiểu Mỹ.
Sau một năm sống tại Anh, nơi “tập quán, truyền thống, sự thành thật và hài hước của cá nhân được coi trọng hơn logic, người Anh “rất coi trọng truyền thống đến độ họ có thể tìm ra niềm hạnh phúc khi họ ở trong căn phòng giống như thời của Newton”, Fujiwara Masahiko dần quan tâm đến vị trí của cảm xúc, hình thức và hạ thấp địa vị của lôi tư duy logic. Cảm xúc “là sự nhớ thương, cảm động – những thứ được tạo ra và nuôi dưỡng bởi giáo dục”. Hình thức ở đây chủ yếu là tiêu chuẩn hành động đến từ tinh thần võ sĩ đạo”.
Fujiwara Masahiko cho rằng “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những người Nhật bị giáo dục làm cho mất đi lòng tự hào, sự tự tin đối với Tổ quốc và trở nên yếu đuối đã quên hết “cảm xúc và hình thức” có nguồn gốc xa xưa của nước mình, thứ rất đáng tự hào trước thế giới và bán thân cho sự “logic và lý tính” của Âu Mĩ, thứ đại diện cho kinh tế thị trường.
Vì vậy, Nhật Bản đã mất đi đặc trưng quốc giá của mình. Nhật Bản đã mất đi “phẩm cách của quốc gia”. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là thứ làm cho thế giới trở nên thuần nhất.Tôi cho rằng người Nhật nên cương quyết chống lại xu hướng này của thế giới. Không được để nước mình trở thành một nước thông thường. Trong thế giới bị cai trị bởi Âu, Mĩ, nó phải là một nước NHẬT BẢN DUY NGÃ ĐỘC TÔN”.
Với những quan điểm đi ngược lại với xu hướng của số đông, PHẨM CÁCH QUỐC GIA trở thành một cuốn sách mang lại nhiều tranh luận trái chiều, nhưng đồng thời cũng là cuốn sách vô cùng cuốn hút, bằng chứng là chỉ trong vòng nửa năm sau khi ra sách cuốn sách đã bán được trên 2,67 triệu. Đến năm 2006, từ “phẩm cách” đã giành được giải thưởng cho “từ ngữ mới được lưu hành phổ biến”.
PHẨM CÁCH QUỐC GIA gồm 7 chương: Giới hạn của tinh thần lý tính cận đại; Nếu chỉ có “logic” thế giới sẽ phá sản; Hoài nghi tự do bình đẳng, dân chủ; Nhật Bản, quốc gia của “cảm xúc và hình thức”; Phục hồi tinh thần võ sĩ đạo; Tại sao “tình cảm và hình thức lại quan trọng; Phẩm cách quốc gia.
Fujiwara Masahiko phản đối việc quá coi trọng chủ nghĩa thực lực:“Tiền đề của chủ nghĩa nguyên lý thị trường là “cạnh tranh công bằng”. Khi cạnh tranh công bằng người thắng sẽ giành được toàn bộ lợi ích. Nếu nói bằng tiếng Anh thì sẽ thành “Winner takes all”. Bởi đó là kết quả của việc cạnh tranh công bằng nên việc này không có gì là xấu. Người thắng có lấy toàn bộ cũng không sao.Logic của nó là như thế.Tuy nhiên, logic này lại chạm tới sự “hèn hạ” theo quan niệm của “tinh thần võ sĩ đạo” mà tôi sẽ trình bày chi tiết ở phần sau. Việc kẻ lớn tranh giành hơn thua với kẻ yếu là điều hèn hạ.Kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu cũng là sự hèn hạ.Tinh thần võ sĩ đạo dạy chúng ta như thế.”
Fujiwara Masahiko phê phán chuyện học bắt buộc tiếng Anh từ tiểu học và coi trọng việc giáo dục quốc ngữ.“Tôi cho rằng dạy tiếng Anh từ tiểu học là phương pháp hiệu quả nhất để tiêu diệt tiếng Nhật. Khi bắt đầu dạy tiếng Anh ở các trường công lập thì nước Nhật sẽ không còn người quốc tế nữa. Tiếng Anh chẳng qua chỉ là phương tiện để giao tiếp. Để trở thành người thông dụng có tính chất quốc tế thì trước tiên phải nắm chắc tiếng mẹ đẻ”.