Ngày nay, tấm bằng đai học ở các trường đại học danh tiếng không đảm bảo một công việc tốt hay cuộc sống đủ đầy suốt đời. Con người cần có thêm năng lực “sinh tồn”, kĩ năng để vượt qua vô vàn con sóng dội đến cuộc đời. Và con bạn không thể có năng lực tích cực vượt khó chỉ bằng “đầu óc thông minh”. Vận dụng “đầu óc thông minh” không chỉ đơn giản là sử dụng những chức năng của nó mà còn là tận dụng nó, trong đó bao gồm phương pháp tư duy và ý tưởng tốt để đạt được mục đích nhanh nhất, trong thời gian ngắn nhất. Những người biết cách vận dụng trí óc như vậy là người sở hữu “đầu óc khoa học”.
Tác giả nhà giáo dục người Nhật Nishimura Noriyasu, với gần 40 năm kinh nghiệm là giáo viên luyện thi và có hàng ngàn học trò đỗ vào các trường phổ thông danh tiếng của Nhật đã đúc kết kinh nghiệm viết ra cuốn sách “Nuôi dạy con thi đâu đỗ đấy” chỉ ra những sai lầm trong việc nuôi dạy và hướng dẫn trẻ để đạt được thành tích trong học tập.
*Hôm nay ở trường thế nào? Có vui không? Là cách trò chuyện vô cùng tồi tệ
*Không phải cứ giỏi toán đồng nghĩa với thông minh
*Học hành chăm chỉ và nân cao thành tích không tỉ lệ thuận với nhau
*Những đứa trẻ sống ở chung cư cao tầng sẽ khó phát triển được tài năng
*Phần lớn giáo dục sớm đều sai lầm
Không phải cứ học hành chăm chỉ thì sẽ nâng cao được thành tích. Có nhiều bậc cha mẹ than phiền rằng “Con tôi càng đi học thêm thành tích học tập lại càng đi xuống”. Ở các trung tâm luyện thi trẻ được cho giải các bài tập giống với kiến thức đã học ngày hôm đó và gần như rất nhanh trẻ không cần đọc đề vẫn giải được nhưng khi chỉ cần đề bài có chút thay đổi trẻ sẽ không làm được. Đây là hệ quả của việc trẻ không được rèn về tư duy lĩnh hội bản chất của vấn đề. Trẻ không tự hỏi tại sao bài này lại sử dụng công thức đó mà chỉ thực hành lặp đi lặp lại thì dù cho có nhớ được tạm thời rồi cũng sẽ quên và không nâng cao được năng lực học tập như mong muốn.
Ông cho rằng phần lớn chương trình giáo dục sớm đều không hữu dụng. Bộ não con người được “cài đặt chương trình” để phát triển tự nhiên mà không cần phải làm thêm bất cứ việc đặc biệt nào. Hơn nữa nó còn rất ổn định và vững chắc. Giáo dục sớm sai lầm ở chỗ muốn bỏ qua chương trình đó và khiến não phát triển sớm một cách vô lý. Có thể thấy rau củ, hoa quả được bón thúc để thu hoạch sớm sẽ không ngon. Bởi theo nghiên cứu cho thấy kết của việc thúc đẩy sớm một cách nhân tạo so với cách nuôi dưỡng vốn có sẽ khiến các tế bào bị phá vỡ. Nếu suy ngẫm như vậy thì chuyện muốn giáo dục con người một cách nhanh chóng đương nhiên sẽ nảy sinh những chuyện vô lý. Trong quá trình trưởng thành của trẻ vốn không có đường tắt, khi kích thích quá độ và thiên lệch, nó thậm chí còn phát sinh nhiều vần đề khác với quá trình trưởng thành của trẻ.
Cuốn sách “Nuôi dạy con thi đâu đỗ đấy” mách nước cho các bậc cha mẹ và thầy cô 23 quy tắc nạo nền tảng tư duy cho trẻ từ tiểu học để giúp trẻ vận dụng được kiến thức, tư duy một cách khoa học , tích cực, học được cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó có thể đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.