Hợp tuyển Văn học Hàn Quốc tập 1 gồm 17 truyện ngắn và truyện vừa của các tác giả Hàn Quốc – khi đó được gọi chung một tên gọi là Triều Tiên – sáng tác trong khoảng cuối thế kỷ 19 vắt sang đầu thế kỷ 20. Đó là khi triều đại Choson (1392 -1910) suy tàn, nạn tham ô nhũng nhiễu lan tràn khiến nhân dân ai oán, các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã nổ ra và khi khởi nghĩa bị dập tắt thì triều đình cũng điêu đứng. Và trong lúc chính quyền Choson suy yếu thì các thế lực ngoại xâm Trung Hoa, Nga và Nhật tiến vào tranh giành quyền đô hộ bán đảo Triều Tiên. Nhân dân một cổ hai tròng, đời sống vô cùng cơ cực, lầm than.
Cũng trong giai đoạn này, đông đảo sinh viên Triều Tiên đã chọn con đường du học. Chính quyền Choson liền lập ra quỹ học bổng nhằm hỗ trợ họ – với mong muốn nguồn sinh viên này sẽ trau dồi ngoại ngữ và mang về công nghệ cho đất nước. Bởi vậy, sinh viên ra nước ngoài để học các ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Đức và Nhật. Cụ thể hơn, có khá nhiều sinh viên Triều Tiên tới Nhật Bản, mang theo niềm hi vọng học hỏi cường quốc đó, và mai sau đem tri thức trở về phục vụ quê hương. Nhờ mục tiêu mới là hướng đến giáo dục, cùng niềm khao khát khám phá thế giới bên ngoài khu vực Đông Á, văn học cũng như các tư tưởng tân tiến ở bán đảo Triều Tiên đều nở rộ. Sinh viên được tiếp xúc với những khuynh hướng tri thức mới, đồng thời kho tàng văn học thế giới cũng giúp họ khai mở thế giới quan. Du học sinh về nước, tri thức mới được lan tỏa bằng nhiều cách – dĩ nhiên gồm cả sáng tác văn học, tới đông đảo dân số hơn.
Như một lẽ dĩ nhiên, văn học Triều Tiên giai đoạn này không thể tách rời khỏi xã hội và văn hóa, không thể đứng ngoài thời cuộc. Các tác phẩm trong tuyển tập này đều được viết trong vòng ba thập kỷ đầu thế kỉ 20, ngoại trừ truyện Im Kkok Chong được sáng tác trong quãng thời gian 12 năm (bắt đầu từ năm 1928). Chính vì vậy, bối cảnh của chúng là một thời kì vô cùng biến động – khi Triều Tiên rơi vào tay Nhật, phải trải qua nền cai trị “nắm đấm thép”, rồi sau đó lại chuyển mình qua một giai đoạn về mặt nào đó là dễ thở hơn, tương đối tự do hơn. Các tạp chí văn học nở rộ trong thời kì Cai trị Văn hóa, và nhờ thế mới khuyến khích việc xuất bản những tác phẩm xoay quanh đời sống khốn cùng của nhân dân, xoay quanh sự thất bại của hệ thống kinh tế tư bản cũng như phản ánh nhu cầu bình đẳng giới và giáo dục. Do đó, bên cạnh những tác phẩm phản ánh nỗi khốn cùng của người nghèo, qua đó thể hiện sự thối nát cố hữu trong xã hội đương thời, các tác giả đầu thế kỉ 20 cũng đã nỗ lực lan tỏa những tư tưởng mới như cơ hội bình đẳng, hôn nhân dựa trên tình yêu, ý thức giai cấp và sự khẳng định cái Tôi trong sáng tác…
17 truyện ngắn và vừa trong Hợp tuyển Văn học Hàn Quốc tập 1 này là 17 lát cắt mô tả cuộc sống muôn hình vạn trạng của xã hội Triều Tiên vặn mình vật vã trong ách thống trị của Trung Hoa, Nhật Bản và Nga đầu thế kỷ 20. Đó cũng là 17 góc nhìn của 17 tác giả đại diện cho những quan niệm khác nhau về con đường đi của đất nước. Bán đảo Triều Tiên lúc bấy giờ không hề đồng nhất về cách nhìn thế giới, về phản ứng trước quân xâm lược, về quan niệm xoay quanh triều đại trong quá khứ cũng như khát vọng ở tương lai. Những sáng tác trong tuyển tập sẽ thể hiện một vài góc nhìn đa diện như vậy.
Đa dạng về đề tài, phong cách và mục đích, tuyển tập này đã phản ánh chân thực một giai đoạn lịch sử đầy biến động rối ren trên bán đảo Triều Tiên hồi đầu thế kỉ 20.
Còn hàng
Mã sách: PN3131
Hợp tuyển văn học Hàn Quốc – tập 1
239.000 ₫
Tác giả: Nhiều tác giả
Dịch giả: Nhiều dịch giả
Liên hệ
- Địa chỉ: 39 Hàng Chuối, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Hotline: (04)39710717
- Email: truyenthongvaprnxbpn@gmail.com
Khuyến mãi
Sách liên quan
[rev_slider alias="home-single-banner"]
Có thể bạn thích...
Tâm lý - Kỹ năng
EM MUỐN MÌNH LÀ AI, CÔ GÁI?! – Lời thông tuệ dành cho các cô gái sẽ thay đổi thế giới
170.000 ₫